Ống thép đúc là gì, chắc hẳn là câu hỏi được khá nhiều quan tâm trên thị trường xây dựng hiện nay. Đây chính là một trong những loại vật liệu khá quan trọng và được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng và cơ khí chế tạo. Bởi vì chúng sở hữu ưu điểm nổi bật như dẻo dai, chịu lực tốt và có độ bền cao,… Vậy bạn đã hiểu ống thép đúc là gì và những tiêu chuẩn, phân loại, kích thước ra sao chưa? Hãy cùng Tinnews24h tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé!
Ống thép đúc là gì?
Giải đáp thắc mắc ống thép đúc là gì? Đây là một loại sản phẩm của thép ống được làm ra bởi các thanh thép tròn trơn và đặc. Chúng được đem đi nung nóng rồi đẩy và kéo phôi ra khỏi ống. Sau khi đã được đẩy ra, phôi sẽ thống với ống có tác dụng làm cho rỗng ruột. Tiếp tục, người làm sẽ đem đi nắn thẳng và kéo dài cho đến khi nào trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Loại ống này thường dùng làm đường ống thoáng nước, chế tạo xe máy,… Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, ống sẽ có đường kính khác nhau. Đồng thời, độ dày cũng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào đường kính của ống.
Phân loại thép đúc
Trên thị trường, ống thép đúng có nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau để phục vụ tối đa nhu cầu của các công trình trong nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, các loại ống thép đúc cũng có vô số kích thước và độ dài khác nhau, cụ thể là:
- Ống thép đúc kết câu: Loại ống này thường được sử dụng nhiều trong cơ khí chế tạo máy và kết cấu máy phù hợp với những tiêu chuẩn ống thép đúc. Chúng bao gồm các nguyên liệu như thép 45, thép cacbon 20 và nhiều loại thép hợp kim.
- Thép đúc trong lò áp: Chuyên dùng trong ngành công nghiệp nhiệt luyện và làm đường ống áp lực. Ống thép đúc này được làm chủ yếu từ thép 20 và 10.
- Thép đúc trong lò cao áp: Giữ vai trò khá quan trọng trong việc dẫn những chất lỏng như nước, dung dịch,… nên được dùng nhiều tại các nhà máy cấp thoát nước, hạt nhân, thuỷ điện,…
- Ống thép đúc chịu được cao áp cấp 1 & 2: Có nguyên liệu từ mác thép 460,410,360 và thường sử dụng trong ngành đóng tàu.
- Ống thép đúc dẫn hoá chất: Dùng nhiều để dẫn hóa chất hay các rác thải,…
- Ống thép đúc dẫn dầu: Thường sử dụng để làm ống và giếng chứa dẫn dầu, với nguyên liệu từ thép P110, N80, J55.
Tiêu chuẩn ống thép đúc
Quá trình để chế tạo ra thép ống đúc hiện nay đều được kiểm tra và giám sát rất chặt chẽ, nghiêm ngặt từng bước. Bởi vì, loại thép này cần được chế tạo dựa trên những tiêu chuẩn của quốc tế nhằm đảm bảo được chất lượng đầu ra tốt nhất. Một số tiêu chuẩn phổ biến và được áp dụng nhiều hiện nay như: ASTM (chứng nhận của hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ), JIS( Nhật Bản), DIN (tiêu chuẩn của Đức), Q23, AMSE, GOST,… Kèm theo đó, kích thước của ống cũng sẽ có sự đa dạng và nằm trong khoảng từ phi 17 (DN10) cho tới phi 610 (DN600). Miễn sao phù hợp với mục đích và phục vụ tốt đa nhu cầu của những vị khách hàng.
Kích thước tiêu chuẩn
Thông thường, đơn vị đo đường kính của ống thép đúc tiêu chuẩn sẽ được sử dụng 3 loại. Chúng sẽ bao gồm:
- Inch: Đơn vị đo đường kính của quốc tế.
- Dn: Đơn vị đo theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ.
- Phi: OD inches, theo người Việt Nam gọi là phi và cũng tức là mm.
Nếu bạn chưa hiểu rõ thì có thể tìm hiểu chi tiết tại đây nhé!
Inch
Đây là một trong những đơn vị rất hay được sử dụng và có kí hiệu (“). Thường, việc quy đổi từ inch sang DN hay Phi và ngược lại rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó, giải pháp tốt nhất là khi quy đổi nên dùng bảng với các thông số cụ thể để tránh tình trạng nhầm lẫn.
DN
DN tức là đường kính trong danh nghĩa và được kí hiệu bằng A. Chính vì thế, bạn có thể viết đơn vị này bằng 2 cách, ví dụ là DN15 hoặc 15A đều được. Trên thực tế, có rất nhiều bị nhầm lẫn ống DN15 chính là phi 15mm. Tuy nhiên, không phải vậy, vì ống có đường kính trong danh nghĩa là DN15 thì sẽ tương đương với đường kính ngoài danh nghĩa la phi 21mm.
Mặt khác, mỗi ống đều được sản xuất với mỗi tiêu chuẩn khác nhau nên sẽ có đường kính ngoài thực tế không giống nhau. Vậy nên, khi có đường kính ngoài thực tế, bạn hãy lấy chính trừ đi 2 lần độ dày thì sẽ cho kết quả đường kính trong thực tế.
Phi
Đây là đường kính ngoài danh nghĩa và được sử dụng rộng rãi tại nước ta. Đơn vị của phi là mm, ví dụ 15 phi tức là 15mm. Tuy nhiên, điều này cũng hoàn toàn chưa đúng, vì ứng với mỗi tiêu chuẩn sản xuất thì ống sẽ có đường kính thực tế khác nhau. Ví dụ cụ thể như theo tiêu chuẩn ASME thì DN15 có đường kính ngoài là 21,22mm, nhưng thường sẽ làm tròn là 21mm.
Quy chuẩn trọng lượng
Quy chuẩn trọng lượng của ống thép đúc sẽ được tính theo công thức như sau:
Trọng lượng( kg) = 0,03141 * T(mm)*(O.D(mm)- T(mm)* tỷ trọng (g/cm3)* L(mm)
Trong khi đó:
- T chính là độ dày tính bằng đơn vị mm.
- L là chiều dài (mm).
- O.D là đường kính ngoài(mm).
Bài viết trên đây của Tinnews24h là những kiến thức cơ bản và chi tiết để giải thích ống thép đúc là gì? Cũng như, hiểu rõ tiêu chuẩn, phân loại và kích thước của ống thép đúc. Mong rằng, tất cả chúng sẽ giúp bạn có những thông tin và sự lựa chọn tốt về ống thép đúc nhé!
Xem thêm: Tủ điện công nghiệp là gì? Ứng dụng của tủ điện công nghiệp