Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, mắt thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, hóa chất do ô nhiễm hay các thiết bị điện tử,… Từ đó, các bệnh về mắt đang ngày càng gia tăng và phổ biến hơn. Đôi mắt là bộ phận khá nhạy cảm, nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý rất dễ bị tổn thương và gây nên một số bệnh lý như bài viết sau đây. Nào hãy cùng Tinnews24h tìm hiểu nhé!
Top 10 các bệnh về mắt phổ biến hiện nay
Dị ứng mắt
Hiện nay, bệnh bị ứng mắt khá phổ biến và đã không còn xa lạ gì với nhiều người. Nguyên nhân dẫn đến dị ứng mắt phải kể đến như sau:
- Mắt tiếp xúc trực tiếp với tia UV của ánh nắng mặt trời.
- Thường xuyên để mắt tiếp xúc với chất độc hại, hóa chất, bụi bẩn,…
- Dị ứng với các loại thực phẩm
Nếu bị dị ứng thì mắt sẽ trở nên ngứa ngáy, đỏ lên và gây nhiều khó chịu.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ thường được gọi bằng cái tên khác là viêm kết mạc. Đây là một trong các bệnh về mắt lành tính nhưng có khả năng lây lan cao thông qua đường hô hấp, dịch tiết,… Có khá nhiều nguyên nhân gây nên đau mắt đỏ như nhiễm trùng, virus, vi khuẩn qua tay bẩn hoặc do dị ứng.
Bệnh thường sẽ có một số triệu chứng đặc trưng là đau, sưng, ngứa, chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ,…Thậm chí, một số người đau mắt đỏ còn bị suy giảm thị lực. Đây là căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, từ trẻ em đến người già. Đồng thời, bệnh còn rất dễ tái đi tái lại nhiều lần do cơ thể không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với loại vi khuẩn gây ra.
Viêm loét giác mạc
Giác mạc chính là lớp mô trong suốt bên ngoài cùng của mắt, cho phép ánh sáng đi qua nên sẽ tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, bụi bẩn,…Thông thường, nước mắt sẽ có tác dụng làm sạch giác mạc nhưng khi mức độ gây khuẩn vượt quá khả năng sẽ gây viêm loét. Ngoài ra, những vết thương cực nhỏ do kính áp tròng hay dụi mắt cũng có thể gây ra căn bệnh này.
Đặc biệt, việc để thiếu hụt vitamin A trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng chính là một trong những nguyên nhân gây viêm loét giác mạc. Bệnh này cần điều trị kịp thời và dứt điểm, vì nếu để lâu có thể gây mù vĩnh viễn.
Lẹo mắt
Bệnh lẹo mắt do vi khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn tấn công vào tuyến chân lông mi và gây viêm cấp tính. Thường, người bị lẹo mắt sẽ có những triệu chứng cụ thể như sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ. Khoảng 3-4 ngày sau đó, tại vị trí này sẽ nổi lên một hạt nhỏ cỡ hạt gạo. Mụn lẹo mắt nếu không được điều trị thì có khả năng sẽ bị mưng mủ và mỡ, lâu ngày gây ứ phù màng tiếp hợp.
Viêm bờ mi mắt
Căn bệnh về mắt này rất phổ biến và hay gặp phải ở những người trung niên trở lên. Mặc dù, viêm bờ mi mắt ít nguy hiểm nhưng lại khiến khó chịu cho người bệnh như cộm, ngứa, khô mắt,… Nguyên nhân gây ra bệnh là do rối loạn chức năng tuyến Meibomian, nhiễm khuẩn, nấm, khô mắt,…
Giác mạc hình nón
Đây là một bệnh lý về rối loạn thoái hoá không viêm. Bệnh sẽ làm thay đổi cấu trúc trong giác mạc làm chúng mỏng đi và ảnh hưởng tới tầm nhìn của người bệnh. Giác mạc hình nón là do một số hoạt động của enzim gây ra. Đối với căn bệnh này thì phương pháp điều trị duy nhất đó là ghép giác mạc.
Viêm màng bồ đào
Một trong số các bệnh về mắt có thể khiến mù lòa nếu không được điều trị, đó là viêm màng bồ đào. Bệnh thường gây viêm trong mắt làm chúng sưng đỏ và dễ lây lan, phá huỷ mắt rất nhanh. Vì thế, những người có hệ miễn dịch yếu như thấp khớp, AIDS, loét dạ dày,… rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Khi bị viêm màng bồ đào, người bệnh thường sẽ xuất hiện các biểu hiện như đau mắt, viêm sâu bên trong, hơi đỏ và chói nắng. Bệnh rất dễ tái đi tái lại và không rõ ràng nên nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám sớm nhé!
Tăng nhãn áp
Khi bị bệnh tăng nhãn áp, dây thần kinh thị giác sẽ bị hỏng nên ảnh hưởng tới khả năng nhìn của mắt. Căn bệnh này cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mù vĩnh viễn. Mặt khác, bệnh có thể xảy ra đột ngột mà ít có những dấu hiệu báo trước. Do đó, thường xuyên thăm khám mắt định kỳ là biện pháp tốt nhất để phòng tránh tăng nhãn áp.
Đục thủy tinh thể
Bệnh còn có những tên gọi khác là đục nhân mắt, cườm đá hay cườm khô. Đây là tình trạng thuỷ tinh thể trong mắt bị mờ đục và không còn trong suốt. Chúng sẽ gây giảm thị lực, nhìn mờ, thậm chí là bị mù loà. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này khá nhiều, chẳng hạn như các bệnh về mắt tái lại nhiều lần, tổn thương mắt, yếu tố di truyền,…. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng được phát hiện nhiều nhất chính là do lão hoá. Đối với bệnh này thì có thể chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể.
Thoái hóa điểm vàng
Đây là một trong số các bệnh về mắt dễ dẫn đến hiện tượng mất thị lực nhất thế giới. Theo như thống kê, 50% trường hợp bị mất thị giác đều đế từ bệnh thoái hoá điểm vàng. Đối với căn bệnh này thì tuổi tác chính là yếu tố lớn nhất dẫn đến chúng. Mặc dù, thoái hoá điểm vàng không gây mù loà hoàn toàn nhưng sẽ làm suy yếu thị lực một cách nghiêm trọng. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng đọc, nhận biết mọi vật, màu sắc,… Hầu hết, những trường hợp bị bệnh lý về mắt này được phát hiện khi đã ở mức độ nặng vì chúng không có dấu hiệu rõ ràng và khó nhận biết.
Hiện nay, các bệnh về mắt ngày càng gia tăng một cách đáng kể, điển hình như những bệnh lý được Tinnews24h nêu trên. Tất cả bệnh đều cần được thăm khám và điều trị kịp thời để phòng trường hợp xấu nhất xảy ra như suy yếu thị lực, mất thị lực và mù loà.
Xem thêm:
Đau dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Viêm Amidan là gì? Nguyên nhân và cách chữa bệnh
Bệnh Viêm Gan B Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh