Viêm amidan là một trong những bệnh lý về tai mũi họng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng và độ tượng, nhất là ở trẻ em. Đặc biệt, bệnh này có thể tái đi tái lại nhiều lần và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở vùng họng. Mặc dù bệnh khá lành tính nhưng nếu không được điều trị viêm amidan kịp thời và đúng cách thì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm amidan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào, các bạn hãy cùng Tinnews24h tìm hiểu tại bài viết sau đây nhé!
Viêm Amidan là gì?
Amidan sẽ nằm phía sau cổ họng, thuộc vị trí giao nhau giữa hai đường là thở và ăn. Chính vì thế, amidan được coi như là một lá chắn ngăn cách các vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người bằng đường hô hấp. Mặt khác, cơ quan này còn có thể tiết ra các kháng thể tự nhiên giúp chống lại sự nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể.

Tuy nhiên, nếu hoạt động của amidan bị quá tải do lượng vi khuẩn, virus, nấm,… tấn công quá nhiều thì chức năng của cơ quan này sẽ suy giảm và sưng dẫn đến bị viêm. Hầu hết mọi đối tượng đều có thể mắc phải, nhưng trẻ em, phụ nữ mang thai, sau sinh và người có hệ miễn dịch yếu là dễ gặp nhất.
Những loại viêm amidan
Hiện nay, bệnh viêm amidan được y học chia thành hai dạng, bao gồm: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.
- Viêm amidan cấp tính: Đây chính là giai đoạn đầu tiên của người bệnh. Thông thường, các virus hoặc vi khuẩn lây nhiễm vào amidan gây nên tình trạng sưng, viêm và đau họng. Ngoài ra, amidan còn xuất hiện một lớp phủ màu trắng hoặc xám, nổi hạch bạch huyết ở cổ và hàm. Ở giai đoạn này nếu người bệnh bị amidan do virus sẽ nhẹ hơn là do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng sẽ kéo dài khoảng 7-10 ngày, tuy nhiên nếu kéo dài hơn thì có thể đã chuyển qua viêm mãn tính.
- Viêm amidan mãn tính: Bệnh bị kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm và không được chữa trị dứt điểm. Viêm amidan mãn tính thường sẽ có 3 loại như sau: Viêm thể quá phát, viêm dạng hốc và viêm thể xơ teo.
Nguyên nhân bị viêm amidan
Có khá nhiều nguyên nhân viêm amidan, cụ thể là:
- Thời tiết, khí hậu thay đổi liên tục: Nếu khí hậu thay đổi đột ngột, người bệnh có hệ miễn dịch yếu không kịp thích ứng sẽ dễ bị viêm amidan.
- Nhiễm virus hoặc vi khuẩn: Do các loại virus như Adenoviruses, Enteroviruses, Virus Parainfluenza, virus cúm,… Hoặc các nhóm vi khuẩn phổ biến như tụ cầu, cầu huyết A, yếm khí,…
- Vệ sinh răng miệng, cá nhân chưa tốt: Nếu vệ sinh khoang miệng không cẩn thận thì các vi khuẩn sẽ bám trụ lại và phát triển. Chúng sinh sôi rất nhanh chóng nên dễ gây nhiễm amidan và thành họng.
- Sống trong môi trường thiếu trong lành: Khi bạn sống trong môi trường toàn khói bụi, ô nhiễm thì cũng ảnh hưởng đến hô hấp và làm tăng nguy cơ viêm amidan.
- Sử dụng thử phẩm không đúng cách: Những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ lạnh như kem, nước đá,… cũng là các yếu tố dễ gây tổn thương amidan.
- Tiền sử mắc các bệnh hô hấp: Nếu người bệnh từng hoặc đang mắc các bệnh lý hô hấp như sởi, ho gà,… thì sẽ dễ mắc thêm viêm amidan.
Triệu chứng viêm amidan không nên bỏ qua
Bệnh rất dễ nhận biết với các dấu hiệu viêm amidan đặc trưng như sau:

- Đau và khô cổ họng, hơi thở có mùi.
- Phần amidan phì to khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn, phát ra tiếng ngáy khi ngủ và nói không rõ ràng.
- Biểu hiện viêm amidan có thể là ho khàn hoặc ho có đờm.
- Xuất hiện mủ đốm trắng hoặc vàng ở amidan và miệng.
- Đôi lúc có cảm giác ớn lạnh và sốt trên 38 độ, nhức mỏi, không muốn ăn,…
Cách chữa viêm amidan tại nhà an toàn
Có một số phương pháp điều trị viêm amidan tại nhà để giảm triệu chứng đau họng và khó chịu như sau:

- Uống thật nhiều nước ấm mỗi ngày.
- Cần súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn cứng.
- Dùng máy tạo độ ẩm để tăng ẩm không khí trong nhà.
- Có thể sử dụng viên ngậm để giảm đau.
- Tránh các thực phẩm đông lạnh và kem.
- Nếu là trẻ nhỏ co thể xịt họng thay vì viên ngậm nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Dùng thuốc giảm đau và viêm như acetaminophen hoặc ibuprofen và luôn nhờ bác sĩ tư vấn trước khi dùng.
- Tránh xa bụi bẩn, khói, chất cay nóng, thuốc lá, và rượu bia.
- Có thể dùng các bài thuốc dân gian như lá hẹ, tỏi, lá diếp cá,.. nhưng cũng cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.
Những thắc mắc về bệnh viêm amidan
Viêm amidan uống thuốc gì
Dùng thuốc chính là biện pháp điều trị viêm amidan cần thiết đối với căn bệnh này. Hầu hết, khi bị bệnh này đều dùng thuốc tây để trị viêm nhiễm bởi tính tiện lợi, dễ dùng và hiệu quả. Tuy nhiên, tuỳ vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp. Chúng thường sẽ là thuốc hạ sốt, giảm đau, nước súc miệng, kháng sinh, giảm viêm, chống phù nề,…Ngoài ra, bệnh nhân có thể được kê thêm các loại vitamin, kẽm, thuốc giảm ho,…
Viêm amidan có tự khỏi không
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị viêm amidan phù hợp. Cũng như, viêm amidan có tự khỏi không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì không cần lo lắng vì có thể tự khỏi nhưng nặng hơn thì cần can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Chính vì thế, hãy phòng bệnh ngay từ ngày hôm nay để hạn chế tối đa nguy cơ nhé!
Viêm amidan có lây không
Viêm amidan thường xảy ra khi bộ phận amidan bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Do đó, bản thân bệnh này không có tính lây lan. Tuy nhiên, những vi khuẩn hay virus gây bệnh có thể lây từ người này qua người khác bằng các đường khác nhau, đặc biệt là ho, hắc xì,… Vì vậy, để tránh việc lây lan, chúng ta cần ngăn chặn bằng cách rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người bị cảm, bổ sung vitamin, tăng cường thể dục thể thao,..
Viêm amidan có nguy hiểm không
Viêm amidan không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, có thể tự khỏi hoặc điều trị khỏi khi bệnh nhẹ. Tuy vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng mà chủ quan không đi khám và chữa trị kịp thời thì có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

- Áp xe quanh amidan: Sẽ có các biểu hiện như đau họng, mất tiếng, khó nuốt,…
- Viêm cầu thận, viêm thận cấp: Nếu người bệnh bị viêm amidan khoảng 10-30 ngày mà không được chữa trị đúng cách thì sẽ xuất hiện biến chứng này. Các dấu hiệu sẽ là phù chân, phù mặt, nhất là lúc ngủ.
- Sỏi amidan: Tình trạng có các khối màu trắng hoặc vàng trên amidan do dính thức ăn khiến vi khuẩn phát triển và tạo thành sỏi.
- Nhiễm trùng strep: Thường sẽ gây thấp khớp, sốt hoặc rối loạn viêm có thể ảnh hưởng đến tim.
- Viêm tai giữa: Người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao, nổi hạch, đau nhức tai,…
Nên ăn và kiêng gì khi bị viêm amidan
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng hệ miễn dịch sẽ rất tốt cho người bị amidan, Chẳng hạn như rau xanh, hoa quả tươi, thức ăn giàu kẽm, vitamin C, uống đủ nước,… Ngoai ra, người bệnh cũng nên tránh một vài thực phẩm khác như thức ăn chứa nhiều axit, cứng, khô, cay nóng, đồ lạnh,…
Viêm amidan ngày nay đã trở thành một chứng bệnh hô hấp mà nhiều người gặp phải. Mặc dù, đây không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng chúng dễ tái phát dai dẳng và có những nguy cơ tiềm ẩn, nhiều biến chứng nếu không được chữa trị dứt điểm. Chính vì thế, duy trì một chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý, lành mạnh sẽ hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan tốt hơn. Đồng thời, để trị dứt điểm, người bệnh cần kết hợp thêm việc sử dụng thuốc đặc trị.
Hy vọng qua bài viết viêm amidan là gì mà Tinnews24h chia sẻ đến bạn hiểu thêm về căn bệnh này và chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Bệnh đau dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị